03/07/2021 15:36

500 bệnh nhân và người nhà chui lỗ, vượt rào trốn khỏi Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận

Đã có khoảng 300 bệnh nhân và 200 người nuôi bệnh chui rào ra khỏi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận trong ngày 1/7.

Theo tin tức từ báo VnExpress, khoảng 500 bệnh nhân thông thường và người nuôi bệnh tự ý chui lỗ, vượt rào trốn khỏi bệnh viện tỉnh về nhà trong đêm 1/7 khi chưa hết thời gian cách ly.

500 bệnh nhân và người nhà chui lỗ, vượt rào trốn khỏi Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận

Hình ảnh người dân chui lỗ tường rào thoát ra bệnh viện. Ảnh: VOV & Facebook

Thống kê của Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận cho thấy, đã có khoảng 300 bệnh nhân và 200 người nuôi bệnh trốn về nhà. "Theo dự kiến, sáng 2/7, họ mới được về, nhưng do quá nôn nóng, bà con đã kéo nhau vượt rào", bác sĩ Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Bệnh viện thông tin với báo trên.

Theo bác sĩ Thành, tất cả người trốn về nằm trong các phòng khoa không thuộc diện phong tỏa hoàn toàn như Khoa Sản. Tất cả đều đã có kết quả âm tính lần 2 và nhiều người đã lần 3. Do đó, nguy cơ về nguồn lây không đáng ngại.

Trao đổi với báo Pháp luật TP.HCM, bác sĩ Vũ Cao Thiện, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận cho biết, từ ngày 24/6, Bệnh viện tạm đóng cửa, hơn 1.500 người gồm nhân viên y tế; bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không ai được ra ngoài. Theo các thông báo này thì 0h ngày 1/7, Bệnh viện sẽ mở cửa trở lại.

Theo bác sĩ Thiện, 24h trước khi được xuất viện, bệnh viện tiếp tục xét nghiệm lại, sau khi có kết quả âm tính, thông báo cho địa phương của bệnh nhân và từ ngày 1/7 trở đi mới cấp giấy xuất viện.

Tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cho rằng, từ 0h ngày 1/7, Bệnh viện đã hết thời hạn đóng cửa nên họ đủ điều kiện xuất viện về nhà, họ không muốn mất thời gian chờ kết quả xét nghiệm âm tính trước khi rời viện.

"Rạng sáng 1/7, hàng trăm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân thu xếp đồ đạc, rời phòng điều trị xuống sân bệnh viện yêu cầu xuất viện. Ban giám đốc và gần như toàn bộ y bác sĩ phải xuống sân, động viên, thuyết phục mọi người trở về phòng điều trị và hứa chậm nhất trong trưa 1/7 sẽ giải quyết yêu cầu của bà con.

Tuy nhiên, đến chiều 1/7, sau khi cho rằng đã chờ quá lâu, rất nhiều bệnh nhân và người nhà đã tìm mọi cách ra khỏi bệnh viện. Chúng tôi một lần nữa huy động y bác sĩ ra vận động bà con nhưng hoàn toàn bất lực", bác sĩ Thiện cho báo Pháp luật TP.HCM hay.

Vì vậy, trong đêm 1/7, Bệnh viện đã báo cáo Sở Y tế gửi thông báo và danh sách tất cả người trốn về để địa phương nắm và quản lý.

Bên cạnh đó, theo VOV, sáng 2/7, Sở Y tế Bình Thuận ra thông báo tiếp tục tạm dừng tiếp nhận khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh này. 

Để đảm bảo việc truy vết, xét nghiệm tầm soát dịch bệnh Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, ngoài việc tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân đến đây khám, chữa bệnh, Sở Y tế đề nghị tiếp tục thực hiện phong tỏa nghiêm ngặt Khoa Sản của bệnh viện này.

Đối với các trường hợp đủ điều kiện xuất viện (ngoại trừ Khoa Sản) đã có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất viện 24 giờ, bệnh nhân và thân nhân phải tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà đủ 14 ngày (tính từ ngày 24/6 cho đến hết ngày 7/7/2021). Các trường hợp này sẽ được lập danh sách, chuyển về địa phương.

Tin cùng chuyên mục


Giám đốc Meta: 2025 là năm bản lề với tiến trình phát triển AI tại Việt Nam

Sáng nay 14/3, Tập đoàn Meta phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) trực thuộc Bộ Tài chính chính thức khởi động Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo 2025, đánh dấu năm triển khai thứ ba của chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.


Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng Việt Nam về AI và bán dẫn

Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng Việt Nam về AI và bán dẫn


Ứng dụng AI trong khu vực công của Việt Nam đang ở đâu?

Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá với AI trong khu vực công, nhưng liệu đã sẵn sàng? Báo cáo từ IPS và UNDP cho thấy dù có những thành công ban đầu, ứng dụng AI vẫn còn hạn chế, thiếu cơ chế tài chính, cơ sở hạ tầng và khung pháp lý rõ ràng. Nếu không nhanh chóng khai mở tiềm năng, khu vực công có thể tụt lại phía sau trong cuộc đua số hóa.