Con bại não mẹ bỏ đi bố và mẹ kế một tay nuôi nấng
Khi tôi 3 tháng tuổi, mẹ ruột bỏ rơi tôi, bố tôi "gà trống nuôi con" trong vài năm.
Bài viết là lời tâm sự của chàng trai Tiểu Phong, được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc).
Khi tôi 3 tháng tuổi, mẹ ruột bỏ rơi tôi, bố tôi "gà trống nuôi con" trong vài năm. Hồi mới sinh ra, bố mẹ đưa tôi đi khám mới phát hiện tôi bị bại não. Kết quả đó khiến bố mẹ tôi chết lặng. Bác sĩ nêu ra nguyên nhân do quá trình sinh nở của mẹ quá lâu, khiến tôi bị thiếu oxy.
Nghe bố kể lại, mẹ tôi sợ đến mức ngã xuống đất. Bố ôm tôi khóc nức nở nhưng mẹ tôi vẫn không chịu chấp nhận sự thật này. Mẹ đã rút toàn bộ số tiền tiết kiệm ở nhà để đi khám khắp các bệnh viện cho tôi. Tuy nhiên, kết quả về cơ bản vẫn giống như kết quả cũ khiến mẹ tuyệt vọng.
Bố kể, trong ba ngày từ bệnh viện tỉnh về, mẹ tôi như mất hồn. Mẹ không quan tâm tôi khóc lóc quấy khóc thế nào mà nhốt mình trong phòng không ăn uống gì cho đến tối. Đến ngày thứ tư, mẹ đã bỏ đi. Mẹ cũng đệ đơn ly hôn bố tôi.
Bà nói rằng không thể chấp nhận việc mình sẽ bị một đứa con khuyết tật làm trì trệ suốt quãng đời còn lại nên bà muốn rời khỏi đây và không bao giờ quay trở lại. Cha tôi ôm tôi vào lòng, cầu xin bà suy nghĩ lại nhưng bà vẫn quyết định dứt áo ra đi. Dĩ nhiên, ông bà ngoại cũng chối bỏ tôi, chỉ có bố và nhà nội kiên nhẫn nuôi dạy tôi. Từ đó, bố vừa là cha, cũng vừa là mẹ.
Sống với mẹ kế
Bố kể rằng khi tôi còn nhỏ, mỗi ngày ông đi làm đồng đều đặt tôi vào một chiếc giỏ, tôi sẽ ngủ trong đó và bố tôi sẽ làm việc bên cạnh. Sau này, khi tôi lớn lên và không còn muốn nằm trong thúng nữa, bố lại cõng tôi trên lưng. Khi tôi khóc, bố lại cõng tôi đi khắp nơi.
Vì bị bại não nên cử động tay của tôi cps phần kỳ quặc. Tôi cũng biết đi, biết nói chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Năm tôi lên 8 tuổi, bố tôi kết hôn với một người phụ nữ làng bên. Bao năm qua, ông bà nội cũng muốn bố tìm được người vợ tào khang, cùng nhau chăm sóc cho tôi. Nhưng bố luôn mang trong mình nỗi mặc cảm, và thương tôi sẽ chịu thiệt thòi. Giờ đã có người phụ nữ thông cảm với hoàn cảnh của bố.
"Tiểu Phong, dù con thế nào đi nữa, con vẫn là báu vật trong lòng bố", bố nói với tôi.
Mẹ kế của tôi gia đình có 5 chị em, mẹ là thứ năm trong nhà, chồng trước mất cách đây 4 năm do tai nạn. Mẹ cũng có một con trai riêng chỉ kém tôi 4 tháng tuổi. Lần đầu gặp nhau, tôi thơm thớp lo sợ bị chế giễu nhưng không ngờ cậu bạn còn san sẻ đồ chơi với tôi. Sau này, chúng tôi như anh em ruột của nhau.
Bà ngoại - mẹ của mẹ kế có vẻ không thích tôi. Thỉnh thoảng, bà hay nổi giận vô cớ. Nhưng mẹ kế thì luôn xoa dịu, bảo vệ tôi. Nói thật mới đầu, tôi cũng không quý mẹ, xa lánh mẹ vì mẹ bắt tôi tập ăn đũa, không cho ăn thìa. Tôi nghĩ mẹ đang gây khó dễ cho tôi. Nhưng trong một lần nghe lén mẹ kế nói chuyện với bố, tôi mới hiểu lòng tôi của bà. Hoá ra mẹ muốn coi tôi là đứa trẻ bình thường, không phải trẻ ốm yếu. Mẹ muốn rèn cho tôi tính cách tự tin, độc lập.
Nghe vậy, tôi hối hận vì từng nghĩ xấu cho bà. Tôi thầm nghĩ bản thân sẽ cố gắng hơn nữa để không phụ sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ bố mẹ. Sau vài tháng luyện tập, cuối cùng tôi cũng học được cách cầm đũa. Mặc dù cách cầm đũa gượng gạo nhưng khiến tôi tự hào, phấn khích.
Một lần, tôi nhìn thấy em trai tôi đang đọc và viết bài tập ở ngoài sân, tôi chợt cảm thấy ghen tị, lúc này mẹ kế ngồi bên cạnh tôi nói: "Tiểu Phong, con cũng muốn đọc và viết à?". Tôi lưỡng lự nhưng vẫn gật đầu.
Mẹ kế tiếp tục nói: "Tiểu Phong, từ nay về sau mẹ có thể nhờ em trai dạy con viết và đọc được không?". Sau đó, mẹ đã mua cho tôi rất nhiều sách vở, dụng cụ học tập ngoài thị trấn. Tôi cũng nghiêm túc học tập. Dù nhiều lúc gặp khó khăn nhưng tôi không bỏ cuộc. Tôi nhận thấy kiến thức đã mang đến cho tôi niềm hy vọng mới trong cuộc sống.
Với nhiều người, cầm bút viết là chuyện bình thường. Nhưng đối với tôi, đó là điều vượt sức, tôi đã thất bại nhiều lần và phải luyện đi luyện lại. Tôi may mắn nhận được sự hướng dẫn từ em trai, mẹ kế và bố nên mới có động lực tiếp tục.
Vượt qua chính mình
Được sự giúp đỡ từ em trai, tôi hoàn thành bậc Tiểu học rồi THCS, rồi em trai học Đại học, còn tôi đi học nghề. Em trai tôi thường gọi điện để trò chuyện, chia sẻ với tôi những điều thú vị ở trường. Tôi chăm chú lắng nghe, như thể tôi cũng đang hòa mình vào trường vậy. Em trai tôi rất thích đọc sách, nếu thấy sách hay sẽ mua và gửi lại cho tôi. Kết quả là chúng tôi có thêm chủ đề để nói.
Chúng tôi thường trao đổi về nội dung của những cuốn sách và không thể dừng lại khi đã bắt đầu trò chuyện. Chúng tôi thường vẫn suy nghĩ về điều đó sau khi cúp máy. Chúng tôi giống những người bạn cùng chí hướng hơn. Tôi rất biết ơn sự giúp đỡ của em trai trong suốt những năm qua mà tôi đã khám phá được nhiều kiến thức thú vị hơn trên thế giới.
Khi em trai tôi tốt nghiệp đại học, cậu ấy không ra ngoài tìm việc kiếm tiền như những người bạn cùng lớp khác mà thay vào đó cậu ấy mở cửa hàng trực tuyến đầu tiên trong đời. Em khởi nghiệp và tự làm ông chủ cho chính mình. Gia đình không hỗ trợ nhiều vốn, em đã tự xoa sở bằng số tiền ít ỏi tích luỹ được khi đi làm thêm hồi sinh viên và kiếm được nhờ học bổng.
Em trai mời tôi về làm việc cùng em. Tôi không biết gì về cửa hàng trực tuyến. Nếu tôi làm theo, liệu em có gặp rắc rối không? Như đoán được vấn đề khó nói trong tôi, em động viên: "Em tin chúng ta sẽ thành công. Chỉ cần đoàn kết, chung chí hướng, chúng ta sẽ có tương lai tốt đẹp hơn".
Cuối cùng, tôi đã đồng ý. Anh em chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ từ bố mẹ. Chúng tôi bắt đầu thuê cửa hàng, tập tành buôn bán để có những đơn đầu tiên. Em trai học Đại học nên biết nhiều hơn tôi, tôi sẽ giúp em làm những việc phụ như đóng hàng, tư vấn cho khách, quản lý kho,...
Nhờ chăm chỉ nên chỉ sau vài tháng, hiệu suất của cửa hàng trực tuyến của chúng tôi đã tăng trưởng ổn định. Sau này, có nhiều sản phẩm hơn và nhiều đơn đặt hàng hơn, tôi không thể một mình giải quyết công việc sau bán hàng nên chúng tôi thuê thêm người. Còn tôi thì học thêm về cách vận hành doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn của em trai. Dù công việc bận rộn nhưng tôi không thấy mệt mỏi mà thấy hạnh phúc vì bản thân sống có ý nghĩa.
(Ảnh minh hoạ) |
Thành tựu bùng nổ
Trong vài năm qua, công việc kinh doanh tại cửa hàng của chúng tôi ngày càng tốt hơn. Sau đó, chúng tôi mở cửa hàng thứ hai và cửa hàng thứ ba, số lượng nhân viên trong công ty cũng tăng lên.
Khi đó, chúng tôi dựa vào số tiền kiếm được để sửa sang lại ngôi nhà mới cho gia đình. Tôi cũng dựa vào nỗ lực của bản thân để tìm lại sự tự tin và sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình.
Còn em trai tôi - năm 28 tuổi đã cưới một cô gái cùng quê. Gia đình cô gái đó mở nhà máy chế biến. Sau khi em trai kết hôn, bố vợ của em không may qua đời vì đột quỵ nên em đã tiếp quản nhà máy bên vợ.
Một lần nữa, em trai khiến tôi choáng váng khi đề nghị tôi tiếp nhận chuỗi cửa hàng đang bán. Dù đã thành thạo, có kinh nghiệm tốt nhưng tôi sợ khi em rời đi, mình sẽ không làm nổi. Còn em trai tôi lại quả quyết: "Em tin ở anh, em tin chuỗi cửa hàng sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa".
Đôi mắt em ánh lên sự tin tưởng và đã cho tôi đủ can đảm, tự tin. Tôi cũng tự dặn lòng mình phải cố gắng hơn nữa và không bao giờ phụ lòng mong đợi của em. Nhiệm vụ của tôi là phải làm như vậy, bởi vì chính bố, mẹ kế và em trai đã thay đổi quỹ đạo cuộc đời tôi và khiến tôi trở thành một người tốt hơn.
Trong những năm qua, tôi đã trải qua những lúc thăng trầm nhưng tôi chưa bao giờ bỏ cuộc, bởi vì tôi đã nỗ lực hết mình để sống. Điều quan trọng nhất là bây giờ, đằng sau tôi có một người phụ nữ khác đang âm thầm ủng hộ tôi. Cô ấy đã động viên tôi tiến về phía trước.
Người phụ nữ thầm lặng ủng hộ tôi này chính là bạn gái hiện tại của tôi. Chúng tôi gặp nhau ở thư viện cách đây 2 năm. Vì sở thích chung là đọc sách nên chúng tôi dần dần đến với nhau. Bạn gái tôi là một cô gái xinh đẹp, dịu dàng và có bằng Đại học. Tôi từng tự ti vì không xứng với cô ấy. Nhưng bạn gái tôi luôn động viên, cuối cùng chúng tôi đã có một đám cưới như trong mơ.
Theo Ứng Hà Chi/Phụ Nữ Pháp LuậtSự kiện: TIN TỨC ĐỜI SỐNG
Tags:mẹ ruột
bố mẹ
bố tôi
Tin cùng chuyên mục