Doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất kinh doanh
|
Doanh nghiệp chế biến chế tạo lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh |
Các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo cho biết, quý III/2022, nhu cầu thị trường quốc tế có xu hướng giảm và tình trạng thiếu nguyên, nhiên, vật liệu là nguyên nhân chính làm cho khối lượng sản xuất, đơn đặt hàng giảm hơn so với dự báo của các doanh nghiệp ở quý II/2022.
Tuy vậy, vẫn có 74,6% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý III/2022 so với quý II/2022 tốt lên và giữ ổn định (38,6% tốt lên và 36,0% giữ ổn định), 25,4% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn hơn.
Dự báo quý IV/2022 khả quan hơn quý III/2022 với 82,6% doanh nghiệp nhận định tốt hơn và giữ ổn định (48,7% tốt hơn, 33,9% giữ ổn định), tỷ lệ doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn giảm xuống còn 17,4%. Phần lớn doanh nghiệp đều có xu hướng tuyển dụng thêm lao động.
Tương tự, các doanh nghiệp xây dựng cũng đánh giá lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý III và IV.
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng qua. GDP 9 tháng tăng 8,83% và riêng quý III, GDP tăng mạnh mẽ, đạt 13,67%.
Tổng cục Thống kê đã điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh hàng quý đối với 6.500 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 6.799 doanh nghiệp ngành xây dựng được chọn mẫu điều tra, đại diện cho toàn ngành chế biến, chế tạo và xây dựng của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng số doanh nghiệp trả lời trong kỳ điều tra quý III/2022 là 5.637 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 86,7% số doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra) và 6.290 doanh nghiệp ngành xây dựng (chiếm 92,5% số doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra.
Dù vậy, các doanh nghiệp vẫn nhận thấy còn nhiều khó khăn trước mắt khi giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng hoặc khó dự báo.
Để vượt qua khó khăn, các doanh nghiệp kiến nghị cần tiếp tục chính sách bình ổn giá và đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu xây dựng;
Việc ngân hàng siết chặt tín dụng gây khó khăn cho doanh nghiệp tiếp cận vay vốn, doanh nghiệp mong muốn được giảm bớt các điều kiện, cắt giảm thủ tục trong vay vốn để nhanh chóng được vay vốn ưu đãi, giải ngân và giảm lãi suất cho vay;
Đồng thời, cần có chế tài xử phạt đối với chủ đầu tư chậm thanh quyết toán nợ đọng để doanh nghiệp quay vòng vốn kinh doanh; giải ngân vốn và bổ sung vốn kịp thời cho các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, đúng kế hoạch đề ra để bàn giao mặt bằng sạch đúng thời hạn cho doanh nghiệp; Công khai sớm thông tin đấu thầu công trình và tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính nhanh gọn hơn.
Tags:Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp
doanh nghiệp lạc quan
tuyển dụng lao động
GDP quý III.
Tin cùng chuyên mục
Giám đốc Meta: 2025 là năm bản lề với tiến trình phát triển AI tại Việt Nam
Sáng nay 14/3, Tập đoàn Meta phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) trực thuộc Bộ Tài chính chính thức khởi động Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo 2025, đánh dấu năm triển khai thứ ba của chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.
Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng Việt Nam về AI và bán dẫn
Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng Việt Nam về AI và bán dẫn
Ứng dụng AI trong khu vực công của Việt Nam đang ở đâu?
Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá với AI trong khu vực công, nhưng liệu đã sẵn sàng? Báo cáo từ IPS và UNDP cho thấy dù có những thành công ban đầu, ứng dụng AI vẫn còn hạn chế, thiếu cơ chế tài chính, cơ sở hạ tầng và khung pháp lý rõ ràng. Nếu không nhanh chóng khai mở tiềm năng, khu vực công có thể tụt lại phía sau trong cuộc đua số hóa.