Giám đốc điều hành TikTok không cho con dùng TikTok
Lo ngại về an ninh quốc gia, Chính phủ Mỹ thời gian qua đã có loạt động thái nhắm vào TikTok do có "xuất xứ Trung Quốc". Đáng chú ý, trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ hôm 23-3 (giờ Mỹ), CEO Shou Zi Chew thừa nhận không cho con mình sử dụng … TikTok.
"Con của tôi sống ở Singapore và tại đó TikTok không có phiên bản dành cho trẻ em dưới 13 tuổi"- ông Chew, 40 tuổi, trả lời câu hỏi của nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Nanette Barragán về việc có cho con sử dụng TikTok hay không.
Vị giám đốc điều hành người Singapore còn nói rõ thêm rằng TikTok có phiên bản cho trẻ em dưới 13 tuổi ở Mỹ và ông sẽ cho phép con cái mình dùng TikTok nếu chúng sống ở đây.
CEO TikTok Shou Chew trả lời các câu hỏi tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ hôm 23-3. Ảnh: News Week
Trước các thành viên lưỡng viện Mỹ (Hạ viện và Thượng viện), ông Chew thừa nhận mình có sở hữu cổ phần tại ByteDance - công ty mẹ của TikTok và đang bị cáo buộc có liên hệ mật thiết với Chính phủ Trung Quốc.
Trả lời mới nhất đã phủ nhận tuyên bố trước đây của ông Chew rằng ông từng giữ cương vị giám đốc tài chính cho ByteDance nhưng không thừa nhận sở hữu cổ phần tại đây.
Trong bối cảnh lưỡng đảng (Cộng hòa, Dân chủ) đều phản đối TikTok vì là "mối đe dọa an ninh quốc gia", ông Che đã "phản pháo" lại luận điểm của các nghị sĩ Mỹ khi chỉ ra rằng thực tế đã có nhiều mạng xã hội, bao gồm cả Facebook cũng từng làm rò rỉ dữ liệu người dùng.
Facebook cũng đối diện với nhiều vụ kiện khi cho phép bên thứ ba tiếp cận không phù hợp với thông tin cá nhân của hàng triệu người dùng.
Cuối cùng, ông Chew thừa nhận các kỹ sư Trung Quốc có thể truy cập vào kho dữ liệu tại Mỹ thông qua dự án "Dự án Texas", một dự án lưu trữ tất cả dữ liệu tại Mỹ dưới sự giám sát của Công ty Oracle.
Các nhà lập pháp tại Quốc hội Mỹ đã dựa trên sự xác nhận này của ông Chew để lập luận cho khả năng tiếp cận dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc thông qua các kỹ sư của nước này.
Tags:TikTok
giám đốc TikTok
Tin cùng chuyên mục
Giám đốc Meta: 2025 là năm bản lề với tiến trình phát triển AI tại Việt Nam
Sáng nay 14/3, Tập đoàn Meta phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) trực thuộc Bộ Tài chính chính thức khởi động Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo 2025, đánh dấu năm triển khai thứ ba của chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.
Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng Việt Nam về AI và bán dẫn
Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng Việt Nam về AI và bán dẫn
Ứng dụng AI trong khu vực công của Việt Nam đang ở đâu?
Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá với AI trong khu vực công, nhưng liệu đã sẵn sàng? Báo cáo từ IPS và UNDP cho thấy dù có những thành công ban đầu, ứng dụng AI vẫn còn hạn chế, thiếu cơ chế tài chính, cơ sở hạ tầng và khung pháp lý rõ ràng. Nếu không nhanh chóng khai mở tiềm năng, khu vực công có thể tụt lại phía sau trong cuộc đua số hóa.