Khánh Hòa muốn tu bổ thành cổ 230 năm
UBND tỉnh Khánh Hoà đề xuất đầu tư hơn 166 tỷ đồng cải tạo thành cổ Diên Khánh ở huyện cùng tên, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia.
Chính quyền Khánh Hòa vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích thành cổ Diên Khánh; thời gian thực hiện trong năm 2022-2025.
Cổng thành cổ Diên Khánh. Ảnh: Trần Long
Dự án sẽ tôn tạo, phục hồi tuyến thành đất; xây mới đường lát gạch thẻ nằm ngoài theo đường ranh giới bảo vệ; xây ba bãi đậu xe, hai khu vệ sinh công cộng, một cầu bắc qua hào nước ở cổng phía Bắc; chỉnh trang hình thức các cầu công Tiền, Đông, Tây; nạo vét bùn đất và vệ sinh lòng hào...
Trong tổng mức chi phí cải tạo công trình, 118 tỷ đồng lấy từ nguồn thu phí tham quan, 33 tỷ đồng từ nguồn quỹ phát triển của Trung tâm bảo tổn di tích, còn lại từ ngân sách địa phương.
Thành cổ Diên Khánh được xây dựng năm 1793, trên diện tích 3,5 ha, chiều dài thành 2.600 m, tường thành cao 3,5 m. Công trình này là trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh Khánh Hoà từ năm 1802 đến 1945. Năm 1988, thành cổ được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.
Bùi ToànTrở lại Thời sựTrở lại Thời sựChia sẻ ×
Tags:Khánh Hoà
thành cổ Diên Khánh
di tích
Văn hóa
lịch sử
Tin
Tin nóng
Tin cùng chuyên mục
Giám đốc Meta: 2025 là năm bản lề với tiến trình phát triển AI tại Việt Nam
Sáng nay 14/3, Tập đoàn Meta phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) trực thuộc Bộ Tài chính chính thức khởi động Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo 2025, đánh dấu năm triển khai thứ ba của chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.
Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng Việt Nam về AI và bán dẫn
Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng Việt Nam về AI và bán dẫn
Ứng dụng AI trong khu vực công của Việt Nam đang ở đâu?
Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá với AI trong khu vực công, nhưng liệu đã sẵn sàng? Báo cáo từ IPS và UNDP cho thấy dù có những thành công ban đầu, ứng dụng AI vẫn còn hạn chế, thiếu cơ chế tài chính, cơ sở hạ tầng và khung pháp lý rõ ràng. Nếu không nhanh chóng khai mở tiềm năng, khu vực công có thể tụt lại phía sau trong cuộc đua số hóa.