17/06/2023 09:29

Mỹ vẫn chi 1 tỷ USD mua uranium từ Nga bất chấp căng thẳng ngoại giao

Mỹ đã ban bố lệnh trừng phạt đối với hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Nga. Nhưng các công ty Mỹ vẫn mua uranium của Nga trị giá khoảng 1 tỷ USD mỗi năm

Tờ New York Times cho hay, những nỗ lực của Mỹ nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung uranium từ Nga cho đến nay vẫn thất bại.

Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, Mỹ và EU đã cho công bố hàng chục gói trừng phạt, nhưng lại không đề cập tới các nhiên liệu hạt nhân.

Mỹ vẫn chi 1 tỷ USD mua uranium từ Nga bất chấp căng thẳng ngoại giao

Mỹ vẫn phụ thuộc vào nguồn cung uranium từ Nga. Ảnh minh họa

Washington và Brussels đã thi hành lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ, khí đốt và than đá của Nga, nhưng vẫn mua uranium đã được làm giàu từ Tập đoàn năng lượng hạt nhân Nga Rosatom.

Các nhà máy làm giàu uranium của Mỹ đều đã bị đóng cửa sau Chiến tranh Lạnh, vì các nhà nhập khẩu Mỹ mua uranium của Nga với giá rẻ hơn đáng kể. Hiện tại, chỉ có hai cơ sở của Mỹ ở Ohio và New Mexico được cấp phép sản xuất nhiên liệu hạt nhân cấp cao.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định chi 700 triệu USD để thúc đẩy hoạt động sản xuất tại hai nhà máy, nhưng chưa thành công.Công ty điều hành nhà máy Ohio cho biết có thể mất hơn một thập kỷ để bắt kịp sản lượng của Rosatom.

Theo ước tính của tờ New York Times, khoảng 1/3 lượng uranium được làm giàu mà Mỹ sử dụng là nhập khẩu từ Nga. Còn vào năm 2022, công ty tư vấn năng lượng sạch GHS Climate cho hay, cứ 20 ngôi nhà và doanh nghiệp của Mỹ sẽ có một nơi sử dụng năng lượng từ uranium của Nga.

Hồi tháng 4, Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản và Pháp tuyên bố sẽ phát triển chuỗi cung ứng nhiên liệu hạt nhân để thay thế nguồn cung từ Nga. Song, vào tháng 5, Pháp thông báo sẽ tiếp tục mua nhiên liệu hạt nhân từ Nga trong thời gian tới. Năm 2022, Pháp đã tăng gấp 3 lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga.

Gần 1/2 lượng uranium được làm giàu trên thế giới hiện sản xuất tại Nga. Tập đoàn Rosatom có 20 trong số 53 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng vào giữa năm 2022, trong đó có 17 lò phản ứng ở nước ngoài.

Gần đây, Rosatom đã hoàn thành xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ ở thành phố Akkuyu. Nga đang cung cấp nhiên liệu cho một số lò phản ứng ở Ấn Độ và Trung Quốc, mở rộng nhà máy điện hạt nhân ở Hungary, và xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Bangladesh.

Minh Thu

Tags:

Mỹ

uranium

Nga

căng thẳng ngoại giao

Tin cùng chuyên mục


Giám đốc Meta: 2025 là năm bản lề với tiến trình phát triển AI tại Việt Nam

Sáng nay 14/3, Tập đoàn Meta phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) trực thuộc Bộ Tài chính chính thức khởi động Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo 2025, đánh dấu năm triển khai thứ ba của chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.


Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng Việt Nam về AI và bán dẫn

Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng Việt Nam về AI và bán dẫn


Ứng dụng AI trong khu vực công của Việt Nam đang ở đâu?

Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá với AI trong khu vực công, nhưng liệu đã sẵn sàng? Báo cáo từ IPS và UNDP cho thấy dù có những thành công ban đầu, ứng dụng AI vẫn còn hạn chế, thiếu cơ chế tài chính, cơ sở hạ tầng và khung pháp lý rõ ràng. Nếu không nhanh chóng khai mở tiềm năng, khu vực công có thể tụt lại phía sau trong cuộc đua số hóa.