09/05/2023 11:09

Nguyễn Thị Oanh đối mặt lịch thi đấu khắc nghiệt ở SEA Games 32 ngày 9/5

 

Sau khi giành HCV nội dung chạy 5.000m nữ trong ngày thi đấu 8/5, Nguyễn Thị Oanh được kỳ vọng sẽ tiếp tục mang vàng về cho Thể thao Việt Nam trong ngày 9/5 khi tham dự 2 nội dung chạy 1.500m nữ và 3.000m vượt chướng ngại vật nữ.

Nguyễn Thị Oanh đối mặt lịch thi đấu khắc nghiệt ở SEA Games 32 ngày 9/5

Nguyễn Thị Oanh gặp thử thách lớn về lịch thi đấu.

Tuy vậy, khả năng Nguyễn Thị Oanh giành thành tích cao nhất ở 2 nội dung này đang là một thử thách lớn khi BTC bố trí 2 nội dung 1.500m nữ và 3.000m vượt chướng ngại vật nữ thi đấu cách nhau chỉ 20 phút.

Cụ thể, nội dung 1.500m sẽ bắt đầu lúc 17h30 trong khi nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật sẽ diễn ra từ 17h50. Theo tính toán, Oanh sẽ mất khoảng hơn 4 phút để hoàn thành 1.500m. Cô chỉ kịp thay quần áo, đeo số bib nội dung 3.000m chướng ngại vật và phải đến phòng chờ ngay lập tức.

Tại SEA Games 31 năm ngoái, Nguyễn Thị Oanh là người đạt HCV ở cả 3 nội dung chạy 5.000m nữ, chạy 1.500m nữ và 3.000m vượt chướng ngại vật nữ./.

Tags:

Nguyễn Thị Oanh

SEA Games 32

vượt chướng ngại vật

khắc nghiệt

lịch thi đấu

BIB

đối mặt

thay quần áo

vận động viên

SEA Games 31

Thể thao Việt Nam

chướng ngại vật

huy chương vàng

cách nhau

nội dung

thử

Tin cùng chuyên mục


Giám đốc Meta: 2025 là năm bản lề với tiến trình phát triển AI tại Việt Nam

Sáng nay 14/3, Tập đoàn Meta phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) trực thuộc Bộ Tài chính chính thức khởi động Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo 2025, đánh dấu năm triển khai thứ ba của chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.


Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng Việt Nam về AI và bán dẫn

Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng Việt Nam về AI và bán dẫn


Ứng dụng AI trong khu vực công của Việt Nam đang ở đâu?

Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá với AI trong khu vực công, nhưng liệu đã sẵn sàng? Báo cáo từ IPS và UNDP cho thấy dù có những thành công ban đầu, ứng dụng AI vẫn còn hạn chế, thiếu cơ chế tài chính, cơ sở hạ tầng và khung pháp lý rõ ràng. Nếu không nhanh chóng khai mở tiềm năng, khu vực công có thể tụt lại phía sau trong cuộc đua số hóa.