01/12/2022 11:13

Phiên chợ mua chồng 700 năm tuổi ở Ấn Độ

 

Bang Bihar, Ấn Độ đã duy trì một truyền thống khác thường trong hơn 700 năm qua, nơi những người phụ nữ và gia đình của họ có thể thoải mái "đi chợ mua chồng".

Phiên chợ mua chồng 700 năm tuổi ở Ấn Độ

Phiên chợ "bán chú rể" kì lạ tại Ấn Độ. Ảnh: aljazeera.

Truyền thống này được gọi là "Saurath Mela" hoặc "Sabhagachhi", phiên chợ chú rể kéo dài 9 ngày được cho là do Raja Hari Singh của triều đại Karnat tổ chức, nhằm giúp phụ nữ dễ dàng tìm được người chồng phù hợp.

Mỗi năm, hàng nghìn người đàn ông tụ tập dưới những tán cây trong khu chợ địa phương của quận Madhubani, Bihar, để được các cô dâu tương lai của họ lựa chọn. Mỗi chú rể được định giá dựa trên năng lực của họ, bao gồm cả trình độ học vấn và xuất thân.

Trong cái nóng như thiêu đốt giữa buổi chiều ở bang Bihar, miền Đông Ấn Độ, một người đàn ông ngoài 30 tuổi lo lắng đứng ở góc cánh đồng. Mặc một chiếc áo sơ mi hồng và quần tây đen, anh ta chờ đợi trong sự lo lắng và bồn chồn. Hôm nay là ngày trọng đại của anh.

Nirbhay Chandra Jha, 35 tuổi, đã đi hơn 100 km từ Begusarai đến quận Madhubani với hy vọng tìm được một cô dâu phù hợp.

Phiên chợ mua chồng 700 năm tuổi ở Ấn Độ

Nirbhay Chandra Jha, 35 tuổi, đến phiên chợ để được mua về làm chồng. Ảnh: Ismat Ara.

Anh đứng đó với chiếc thẻ của hồi môn khiêm tốn chỉ 50.000 rupee (khoảng

630 USD

). “Nếu tôi còn trẻ, tôi có thể dễ dàng chào giá 20.000-30.000 rupee (khoảng 2.500-

3.700 USD

)”, anh nói.

Của hồi môn, mặc dù bất hợp pháp ở Ấn Độ, nhưng lại phổ biến và được xã hội chấp nhận, đặc biệt là ở Bihar và các bang lân cận phía bắc Uttar Pradesh. Các chuyên gia ước tính tổng giá trị của những khoản thanh toán của hồi môn ở Ấn Độ là

5 tỷ USD

/năm, bằng với ngân sách chi tiêu hàng năm cho sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên, các cô dâu hầu như không có tiếng nói trong quá trình lựa chọn người chồng của mình. Việc lựa chọn là do những người giám hộ nam của các cô gái, thường là cha hoặc anh trai.

Người dân địa phương cho biết gia đình các cô dâu đến đây thường âm thầm, bí mật quan sát những người đàn ông trong phiên chợ từ xa. Khi đã lựa chọn xong, họ đặt một chiếc khăn choàng màu đỏ lên người chú rể để tuyên bố công khai về lựa chọn của mình.

Mặc dù những truyền thống kì lạ như này phần lớn đã biến mất ở Ấn Độ, truyền thống mua bán chú rể ở Madhubani dường như vẫn tồn tại đến nay.

Phiên chợ mua chồng 700 năm tuổi ở Ấn Độ

Băng rôn chào mừng tại phiên chợ. Ảnh: Al Jazeera.

Tuy vậy, số lượng người tham dự sụt giảm thể hiện rõ sự suy yếu của truyền thống này. Theo thống kê, những chú rể với ngành nghề danh giá như kỹ sư, bác sĩ và nhân viên chính phủ được săn đón nhiều nhất. Nhưng những người đàn ông đến phiên chợ này giờ đây chủ yếu đến từ các ngôi làng, hay những người có quan tâm đặc biệt đến việc gìn giữ truyền thống.

Bên cạnh đó, thời nay cha mẹ cũng có ít quyền kiểm soát hơn đối với các lựa chọn hôn nhân của con cái họ. Cùng với đó là sự phát triển của các ứng dụng hẹn hò trực tuyến. Ấn Độ sở hữu một số trang web mai mối hôn nhân lớn nhất thế giới.

Có thể nói, phiên chợ "bán chú rể" là tàn tích của một hệ thống hôn nhân sắp đặt xưa mà không bị ảnh hưởng bởi tiến bộ công nghệ.

Tags:

phiên chợ mua chồng

mua chồng Ấn Độ

bán chú rể Ấn Độ

hôn nhân

kết hôn

hôn nhân người Ấn Độ

Tin cùng chuyên mục