Trung Quốc tìm thấy kháng thể mới chống virus corona
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập được một số kháng thể mà họ cho rằng sẽ có ích trong việc ngăn chặn khả năng xâm nhập của virus corona vào tế bào mới.
Đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới với gần 900.000 người mắc bệnh và hơn 44.000 người tử vong, tính đến tối 1/4. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên khi hiện nay chưa có loại vaccine đặc trị nào được sản xuất để chống lại virus SARS-CoV-2.
Mặc dù vậy, Zhang Linqi, giảng viên tại Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh, Trung Quốc) và nhóm đồng nghiệp của ông đã đem tới những tín hiệu tích cực khi công bố phân lập được một số kháng thể chống lại virus corona. Điều này sẽ giúp các nhà khoa học có thêm hy vọng trong việc nghiên cứu ra thuốc điều trị.
Hình minh họa cấu trúc 3D của virus SARS-CoV-2. Ảnh: CDC.
Từ đầu tháng 1, Zhang và một nhóm bác sĩ tại bệnh viện Nhân dân số 3 Thâm Quyến bắt đầu phân tích các kháng thể trong những mẫu máu của bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã hồi phục.
Họ đã phân lập 206 kháng thể đơn dòng để cho ra kết quả các kháng thể này có khả năng liên kết với tế bào protein của virus. Sau đó, họ tiến hành một thử nghiệm khác để xem liệu chúng có thật sự hoạt động hiệu quả hay không.
“Trong số 20 kháng thể đầu tiên được thử nghiệm, có 4 loại có thể ngăn chặn sự lây lan của virus. Đặc biệt, 2 trong số đó cho hiệu quả cực tốt”, ông Zhang cho biết.
Nhóm nghiên cứu hiện tập trung vào việc xác định các kháng thể mạnh nhất để liên kết chúng với nhau phòng trường hợp virus đột biến. Nếu mọi việc suôn sẻ, Zhang và các đồng nghiệp hy vọng có thể sẽ thử nghiệm thuốc trên động vật trước khi được thử nghiệm trên con người.
“Tầm quan trọng của kháng thể trong y học đã được chứng minh qua nhiều thập kỷ. Chúng có thể được sử dụng để điều trị ung thư, các bệnh tự miễn và các bệnh truyền nhiễm”, ông Zhang cho biết.
Theo Reuters, phương pháp điều trị bằng kháng thể có khác biệt so với vaccine. Vaccine tạo kháng thể tự nhiên, do chính cơ thể người được tiêm tạo ra, trong khi đó phương pháp tiêm kháng thể sẽ đưa vào bệnh nhân những kháng thể đã có sẵn. Tuy vậy, phương pháp này vẫn có thể dùng cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao.
Việc tìm ra các kháng thể hiệu quả chống lại virus corona sẽ làm tăng khả năng sớm có thuốc điều trị Covid-19. Ảnh: NIAID.
Thông thường, sẽ phải mất khoảng 2 năm để một loại thuốc đi từ quá trình nghiên cứu tới cấp phép và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19, quá trình này có thể sẽ được đẩy nhanh. Ông Zhang Linqi hy vọng các kháng thể sẽ được thử nghiệm trên người trong vòng 6 tháng tới.
Bên cạnh đó, vẫn có nhiều chuyên gia trên thế giới tin rằng việc thử các kháng thể lên người là một quyết định mạo hiểm.
“Các biện pháp chữa bệnh cần được thử nghiệm và theo dõi sát sao trước khi đưa vào cơ thể người. Tuy nhiên, việc tìm thấy các phương pháp điều trị mới cũng là điều tích cực trong thời điểm hiện tại.
Càng có nhiều phương pháp, công cuộc tìm ra thuốc chống virus corona càng gần hiện thực”, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Ben Cowling từ Đại học Hong Kong chia sẻ.
Tags:
virus corona
Covid-19
Kháng thể
Tin cùng chuyên mục
Giám đốc Meta: 2025 là năm bản lề với tiến trình phát triển AI tại Việt Nam
Sáng nay 14/3, Tập đoàn Meta phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) trực thuộc Bộ Tài chính chính thức khởi động Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo 2025, đánh dấu năm triển khai thứ ba của chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.
Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng Việt Nam về AI và bán dẫn
Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng Việt Nam về AI và bán dẫn
Ứng dụng AI trong khu vực công của Việt Nam đang ở đâu?
Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá với AI trong khu vực công, nhưng liệu đã sẵn sàng? Báo cáo từ IPS và UNDP cho thấy dù có những thành công ban đầu, ứng dụng AI vẫn còn hạn chế, thiếu cơ chế tài chính, cơ sở hạ tầng và khung pháp lý rõ ràng. Nếu không nhanh chóng khai mở tiềm năng, khu vực công có thể tụt lại phía sau trong cuộc đua số hóa.