Vì sao nên tiêm vaccine COVID-19 đủ liều và tiêm đúng thời gian quy định?
Chuyên gia cho rằng việc tiêm vaccine COVID-19 đủ 2 mũi sẽ giúp đạt được miễn dịch tối đa nhất, vì thế người dân nên tiêm đủ và đúng thời gian nếu đủ điều kiện và sức khỏe.
Hiện nay, chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 đang diễn ra ở nhiều địa phương. Tính đến 14h ngày 24/8, số lượng vaccine được tiêm cho người dân trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 là 17.681.834 liều. Trong đó TP HCM từ khi bắt đầu tổ chức tiêm chủng đợt 1 đến hết ngày 20/8 đã tiêm được 5.291.971 người, trong đó có 177.018 người đã tiêm 2 mũi.
Trong chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 này, nhiều người thắc mắc và lo lắng việc bản thân chỉ cần tiêm một mùi vaccine thì có sao không? Và nếu tiêm chậm hơn so với quy định thì có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Về việc này, PV có cuộc trao đổi với PGS. TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế). Theo ông Phu, như Tổ chức Y tế thế giới WHO đã khuyến cáo, hầu hết các loại vaccine COVID-19 hiện nay cần được tiêm hai liều cách nhau vài tuần.
Các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu lực bảo vệ của vaccine đã bắt đầu hình thành sau khi tiêm liều thứ nhất, nhưng liều thứ hai sẽ làm gia tăng hiệu lực bảo vệ đó, giúp bảo vệ chúng ta mạnh hơn, kéo dài hơn. Vì vậy, mọi người nên tiêm liều thứ hai theo đúng lịch trình khuyến cáo.
Mỗi loại vaccine có cách sử dụng khác nhau, có vaccine chỉ cần tiêm 1 mũi, nhưng cũng có vaccine cần tiêm 2-3 mũi để đạt được miễn dịch tốt nhất. Vaccine COVID-19 cũng tương tự như vậy.
PGS TS Trần Đắc Phu.
PGS Phu phân tích tại Việt Nam hiện có nhiều loại vaccine COVID-19 và thời gian tiêm của mỗi loại cũng khác nhau, có loại thì mũi 1 cách mũi 2 khoảng 3-4 tuần, có loại cách 8-12 tuần.
"Quy định khoảng cách thời gian tiêm mũi 1 và mũi 2 là thời gian tối thiểu và tối đa mọi người nên đi tiêm mũi 2", PGS Phu nói. Ví dụ, khuyến cáo của AstraZeneca là nên tiêm liều thứ 2 sau 8 - 12 tuần, như vậy 8 tuần là thời gian tối thiểu, 12 tuần là thời gian tối đa.
"Những khuyến cáo mà nhà sản xuất đưa ra là mốc lý tưởng nhất, trong bối cảnh dồi dào và sẵn nguồn vaccine. Còn trong tình trạng thiếu vaccine, việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo không ảnh hưởng đến hiệu lực của vaccine. Người dân không phải tiêm lại từ đầu các mũi vaccine", PGS Trần Đắc Phu khẳng định.
Cũng theo ông Phu, việc tiêm vaccine chậm hơn so với khuyến cáo đã từng xảy ra với nhiều loại vaccine khác ở trẻ nhỏ.
"Trong bối cảnh nguồn cung vaccine COVID-19 không dồi dào, người dân đã tiêm mũi 1 cần kiên nhẫn, chờ đến lượt được thông báo đi tiêm mũi 2. Khi được tiêm mũi 1 là bạn đã được bảo vệ ở một mức độ an toàn nhất định. Khi bạn đã tiêm vaccine phòng COVID-19, nguy cơ khiến bệnh nặng, phải nhập viện (nếu nhiễm) giảm đi rất nhiều, có thể lên tới 90%", PGS Phu cho hay.
Mặc dù vậy, ông Phu khuyến cáo, người dân dù tiêm chưa đủ hay đủ cũng cần thực hiện quy định 5K để đảm bảo an toàn. Lý do là khả năng lây lan virus SARS-CoV-2 sang người khác sau khi tiêm vẫn tồn tại.
Tin cùng chuyên mục
Giám đốc Meta: 2025 là năm bản lề với tiến trình phát triển AI tại Việt Nam
Sáng nay 14/3, Tập đoàn Meta phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) trực thuộc Bộ Tài chính chính thức khởi động Chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo 2025, đánh dấu năm triển khai thứ ba của chương trình với mục tiêu thúc đẩy phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam.
Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng Việt Nam về AI và bán dẫn
Nvidia, Meta, Honeywell… hiến kế, cam kết đồng hành cùng Việt Nam về AI và bán dẫn
Ứng dụng AI trong khu vực công của Việt Nam đang ở đâu?
Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá với AI trong khu vực công, nhưng liệu đã sẵn sàng? Báo cáo từ IPS và UNDP cho thấy dù có những thành công ban đầu, ứng dụng AI vẫn còn hạn chế, thiếu cơ chế tài chính, cơ sở hạ tầng và khung pháp lý rõ ràng. Nếu không nhanh chóng khai mở tiềm năng, khu vực công có thể tụt lại phía sau trong cuộc đua số hóa.